SƠ LƯỢC VỀ GỐM SỨ TRUNG QUỐC

 Gốm sứ là kết tinh của trí tuệ, sức mạnh và văn hóa, kết tinh giữa yếu tố Đất Trời và bàn tay con người cũng là một trong những phát minh quan trọng của người Trung Quốc. Cùng tìm hiểu lịch sử gốm sứ Trung Quốc trải qua các thời kỳ giai đoạn, đặc biệt là Cảnh Đức Trấn – cái nôi sinh ra văn hoá gốm sứ và nghề chế tạo đồ gốm sứ của Giang Tây.

Gốm sứ là kết tinh của trí tuệ, sức mạnh và văn hóa

Gốm sứ Trung Quốc hình thành như thế nào 

Gốm sứ Trung Quốc là các loại gốm sứ có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc. Được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì mẫu mã nổi bật, chất lượng và giá thành phải chăng.

Gốm sứ Trung Quốc có bề dày lịch sử đáng ngưỡng mộ hơn 10.000 năm. Trải qua nhiều thời đại, cùng với những thăng trầm của lịch sử, gốm sứ Trung Quốc không ngừng chuyển mình, thay đổi và phát triển vươn lên đỉnh cao, để từ đó cho ra những dòng gốm và sản phẩm gốm sứ ấn tượng, đặc sắc.

Gốm sứ Trung Quốc

Các giai đoạn lịch sử gốm sứ Trung Quốc

Gốm sứ Trung Quốc với bề dày lịch sử lên tới hàng chục nghìn năm, tuy vậy trong thời kỳ phát triển đó công nghệ nung sứ của Trung Quốc  đạt đỉnh cao vào đời Đường và Tống.

Đồ sứ Trung Quốc đã từng được yêu thích và xuất khẩu sang châu Âu với số lượng lớn. Mặc dù phương Tây đã tìm ra cách chế tác đồ gốm sứ từ đầu thế kỷ 18, nhưng đồ sứ Trung Quốc vẫn được sử dụng rộng rãi tại châu Âu và các nước Hồi giáo. Dần dà tạo thành con đường gốm sứ. Con đường gốm sứ trên biển cũng giống như Con đường tơ lụa trên đất liền, trở thành cầu nối giao lưu văn hóa Đông-Tây thời bấy giờ.

Định nghĩa đồ gốm bao gồm đồ sứ, đồ gốm và đồ sành, qua đó cũng phản ánh mối liên hệ và sự khác nhau giữa chúng. Các sản phẩm thuộc họ gốm rất đa dạng, từ các đồ gia dụng sử dụng hàng ngày như bát, cốc, chén, chậu. Đến các đồ dùng phức tạp, mang tính thẩm mỹ hơn trong cung đình dùng để trưng bày, trang trí.

Tuyền Châu (Phúc Kiến) hay Phật Sơn (Quảng Đông) và nổi tiếng nhất là Cảnh Đức Trấn, là những nơi, địa điểm, làng nghề sản xuất gốm sứ truyền thống tại Trung Quốc.

Thành phố Cảnh Đức Trấn là cái nôi sinh ra văn hóa gốm sứ và nghề chế tạc đồ gốm sứ của Giang Tây. Do Cảnh Đức Trấn là một địa cấp thị của tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, giáp các tỉnh Chiết Giang, An Huy.

Nghệ nhân tại Cảnh Đức Trấn

Cách đây khoảng gần 2.000 năm, tức vào thời Hán của Trung Quốc, thành phố Cảnh Đức Trấn bắt đầu nghề chế tác đồ gốm. Đến cách đây hơn 1.600 năm, thời Đông Tấn thì bắt đầu sản xuất đồ sứ đa dạng.

Vào các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Cảnh Đức Trấn trở thành nơi chuyên sản xuất đồ sứ cho triều đình. Sau đó đến đời Minh, Cảnh Đức Trấn đã trở thành trung tâm sản xuất đồ sứ của cả nước, được mệnh danh là kinh đô đồ sứ của Trung Quốc. Toàn bộ thành tự này là do có kỹ thuật sản xuất vượt trội, sản phẩm đạt chất lượng tốt vượt bậc.

Để trở thành trung tâm sản xuất đồ sứ của các nước, Cảnh Đức Trấn phải tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt cũng như có những nghệ nhân lành nghề, các kỹ năng, kỹ thuật của nghệ nhân đều được truyền thụ từ đời này sang đời khác, dựa trên quan hệ huyết thống như vậy. Tuy vậy để giữ được nghề này trong thành phố, các kỹ thuật này thường chỉ được truyền thụ trong nội tộc, truyền cho các gia đình có con trai, chứ không truyền cho con gái.

Nghệ nhân tại Cảnh Đức Trấn

Đặc điểm nổi bật của Gốm sứ Trung Quốc

Đồ sứ của Cảnh Đức Trấn nổi bật do có chất lượng tốt, tạo hình tinh xảo, hoa văn trang trí đa dạng, chủng loại phong phú, phong cách độc đáo.

Đồ sứ Cảnh Đức Trấn vô cùng nổi tiếng sứ trắng, dòng sứ tưởng dễ nhưng khó đẹp và đạt. Dòng sứ trắng của Cảnh Đức Trấn với khoảng hơn 3.000 sản phẩm khác nhau, được coi là “trắng như ngọc, sáng như gương, mỏng như giấy và vang như chuông.”

Đồ sứ Cảnh Đức Trấn

4 loại đồ sứ truyền thống trứ danh của Cảnh Đức Trấn là sứ thanh hoa, sứ linh lung, sứ men hồng hồng nhung, men hồng sậm và sứ men màu như đỏ, xanh, lam, vàng, đen. 

Đồ gốm sứ có giá trị lịch sử quan trọng của Trung Quốc, có thể nói rằng nó đại diện cho văn hóa truyền thống rực rỡ của Trung Quốc. Từ hàng ngàn năm qua, chất lượng và độ tinh xảo của đồ gốm sứ Cảnh Đức Trấn đã trở nên nổi tiếng tại Trung Quốc cũng như trên thế giới. Do vậy không ngoa khi coi gốm sứ Cảnh Đức Trấn là một nghệ thuật, được coi là tài sản quan trọng trong kho tàng văn hóa Trung Quốc.

Đồ sứ Cảnh Đức Trấn

Cách phân biệt sứ Long Phương và Trung Quốc

So sánh lớp men

Sứ Long Phương được sản xuất bằng phương pháp hiện đại, trước khi cho vào lò nung thường được phủ một lớp men bóng bên ngoài. Sau đó sứ sẽ được nung 2 lần tại nhiệt độ cao 1380 độ C, với nhiệt độ cao sẽ tan chảy tạo ra một lớp men bao phủ sản phẩm. Điều đo giúp sản phẩm rất căng bóng và rắn chắc, tạo thành lớp bảo vệ màu bên trong không bị phai, nhạt và không bị mòn đi theo thời gian.

Với gốm sứ Trung Quốc sau một thời gian sử dụng sẽ thấy chất lượng men cũng như màu của sản phẩm sẽ bị mờ, nhạt hay bong rất nhanh. Do các sản phẩm sứ cần được đảm bảo nhiệt độ nung từ 900 – 1200 độ C, nên nếu quá trình nung không đủ khiến sản phẩm không có được lớp men chắc chắn.

Phân biệt qua màu sắc họa tiết

Sứ Long Phương nổi bật với dòng sứ trắng nên giữ được vẻ đẹp trang nhã, sang trọng vốn có. Màu sắc của các sản phẩm hoa cũng thường là các màu đơn giản, dễ trang trí trong không gian bếp nhà bạn như: xanh lá, xanh non, hồng nhạt,…

Với gốm sứ Trung Quốc thường có ngoại hình bắt mắt, màu sắc đa dạng hút mắt người dùng. Màu sắc trên các họa tiết thường sặc sỡ như đỏ, vàng, cam,.. nên khi nhìn các sản phẩm này người dùng có thể bị ấn tượng nhưng với chất lượng nung không tốt, các màu sắc này sẽ nhạt đi một thời gian và không còn giữ được bền.

Nguồn bài viết

#sulongphuong #sugiadung #batdiasu #batdia

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Gợi ý quà tặng đại hội Chữ thập đỏ nhân văn, ý nghĩa nhất

Cách nấu súp gà bất bại, không vữa, không loãng!

“Trung Thu Xanh – Sống An Lành” – Combo quà tặng Trung Thu bằng sứ cao cấp